Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên

Công nghệ 2025-02-07 18:55:44 18997
ậnđịnhsoikèoKhonkaenUnitedvsPrachuaphngàyKhótincửatrêngay am   Hư Vân - 02/02/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://play.tour-time.com/html/722e198657.html%20l
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà

Ông Cũng Hoàng Phương (60 tuổi, ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), nhận bằng Dược sĩ của Trường Đại học Tây Đô hồi cuối tháng 9.

Ông Phương kể từ nhỏ, ông luôn khát khao được học. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Y tế Cần Thơ, ông về làm việc tại Trạm Y tế xã Trường Thành (huyện Thới Lai) từ năm 1986-1989. Sau đó, ông xin nghỉ về cùng vợ mở quầy bán thuốc tại nhà, lo cho hai con gái ăn học.

Dẫu vậy, ông Phương luôn nghĩ đến chuyện đi học lấy bằng Dược sĩ, để nâng cao kiến thức, hỗ trợ việc kinh doanh của gia đình, giúp đỡ những người bệnh có điều kiện khó khăn…

can tho 5.jpg
Ông Cũng Hoàng Phương nhận bằng Dược sĩ ở tuổi 60. 

Năm 2014, ông Phương tự ôn luyện và đậu vào ngành Dược. "Cầm giấy báo trúng tuyển trên tay tôi mừng lắm. Tôi nghĩ ước mơ mấy chục năm của mình đang phía trước nên cố gắng để hoàn thành", ông Phương nói. 

Tuy nhiên, hành trình đến giảng đường đại học của ông không đơn giản. Bởi mỗi ngày ông phải chạy xe máy vượt quãng đường khoảng 30km từ Thới Lai đến quận Cái Răng để học. Lớp học của ông có hơn 50 sinh viên, trong đó, đa phần là các em 18 – 20 tuổi. 

Đến năm 2019, ông Phương hoàn thành tất cả các môn học của trường, chỉ còn tín chỉ Anh văn là để đủ điều kiện tốt nghiệp. Bất ngờ lúc này ông bị bệnh, phải đi điều trị một thời gian. “Sau đó, tôi quay lại học và vượt qua môn này nên đến ngày 30/9 vừa rồi mới nhận bằng tốt nghiệp", ông Phương nói. 

Người đàn ông lấy bằng Dược sĩ ở tuổi 60 nói thêm: “Tôi lớn tuổi nên việc tiếp thu bài vở cũng không bằng các em, cháu. Ngoài ra, việc ông môn Anh văn cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ giúp đỡ của giảng viên, các cháu học chung, tôi đã vượt qua được. Tôi học vì kiến thức nên phải học thật, thi thật. Chính lòng kiên trì, sự bền bỉ mà tôi đã lấy được tấm bằng Dược sĩ". 

can tho.jpg
Ông Cũng Hoàng Phương chia sẻ học vì kiến thức nên phải học thật, thi thật. 

Hôm dự lễ tốt nghiệp, hai mắt bị bệnh, thị lực kém nên ông Phương được người thân đưa đến trường nhận bằng.

Tiến sĩ Trần Công Luận, Hiệu trưởng Trường đại học Tây Đô, chia sẻ: “Chúng tôi trân trọng, đánh giá cao tinh thần, sự nỗ lực bản thân, kết quả học tập của sinh viên Cũng Hoàng Phương”. 

Lãnh đạo trường cho biết ông Phương người cao tuổi đầu tiên tốt nghiệp đại học tại trường theo hình thức đào tạo liên thông. Ông là một tấm gương rất đáng biểu dương về tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Yến, 38 tuổi, Giảng viên Khoa Dược - Điều dưỡng, cố vấn học tập lớp của ông Phương cho biết: "Lúc đầu được giao hỗ trợ, quản lý lớp, nhận thấy chú Phương lớn tuổi, việc học hành gián đoạn thời gian dài, nhà xa nên đã phân công một số bạn trẻ quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, sau một thời gian, bằng sự nỗ lực, cố gắng lớn, chú đã tiếp thu chương trình học tập khá tốt, ngang bằng với các thành viên khác. Đặc biệt, gần như chú Phương gần như không bỏ buổi học nào". 

Nữ giáo viên nghỉ việc ở tuổi 34, thi đại học lần 2 đỗ trường YMột cô giáo dạy Lịch sử tại trường cấp 2 dân lập ở Hồ Bắc, Trung Quốc quyết định nghỉ việc ở tuổi 34, thi đại học lần 2 và đỗ vào trường Y, ngành Răng hàm mặt.">

Người đàn ông 60 tuổi nhận bằng tốt nghiệp đại học

Hoa hậu Việt từng kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời bây giờ ra sao? - Ảnh 2.

Lưu Thị Diễm Hương đăng quang Hoa hậu thế giới người Việt năm 2010.

Diễm Hương đăng quang hoa hậu "Thế giới người Việt 2010" khi mới 20 tuổi. Sau đó, cô đại diện Việt Nam thi Miss Earth 2010 và lọt Top 14. Cô cũng góp mặt tại cuộc thi Miss Universe 2012 ở Mỹ. Người đẹp từng bí mật kết hôn với một đại gia bất động sản năm 2011 và ly hôn năm 2012. Năm 2015, cô kết hôn lần hai và có một con trai.

Nhìn lại chặng đường những năm đã qua,  Hoa hậu Diễm Hương cho biết có quá nhiều biến cố xảy ra với mình và mỗi biến cố đều làm cô rất khó khăn để đối diện. Người đẹp tâm sự cô có tiền sử bị bệnh trầm cảm, mỗi khi gặp áp lực, Diễm Hương luôn phải tự khiến tinh thần mình vui vẻ. 

"Thứ nhất tôi phải bảo toàn mạng sống của mình, tinh thần của mình là trên hết. Tôi là con một của gia đình nên không bao giờ muốn ba mẹ buồn. Từ nhỏ, ba mẹ luôn thấy tôi là một cô bé mạnh mẽ, ít biểu đạt cảm xúc. Nếu một ngày tôi ngã quỵ thì chắc ba mẹ sẽ lo lắm. Chính vì thế tôi luôn cố gắng phải diễn đúng vai trò đó của mình để ba mẹ yên tâm. Đó là điều tôi thấy khó khăn nhất. Còn đối với tôi, tất cả những dư luận, mọi người có nói gì đi nữa tôi cũng đủ sức chống đỡ", cô nói.

Hoa hậu Việt từng kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời bây giờ ra sao? - Ảnh 3.

Cô từng chia sẻ vào thời đỉnh cao cô từng kiếm được rất nhiều tiền

Nói về những biến cố đã tác động và thay đổi cuộc đời mình, Diễm Hương cho rằng biến cố đầu tiên phải kể đến là tính hiếu thắng khi đi thi hoa hậu. Bà mẹ một con chia sẻ sau khi đăng quang, cô được nhiều người yêu thích, sau đó có chồng sớm. 

Diễm Hương bộc bạch: "Việc có chồng đó tôi không hề mong muốn cũng như chưa chuẩn bị để trở thành một người vợ. Cuộc hôn nhân đó kéo dài 3 năm, đến năm 2014 thì kết thúc. Khi đó tôi quyết định tự cường, mình nghĩ là mình kiếm ra tiền rồi nên bỏ hết mọi thứ, nhưng lúc đó sự nghiệp sụp đổ. Từ một cô hoa hậu đang ở đỉnh rất cao, tôi nhớ thời điểm đó tôi từng kiếm 1 tỉ đồng chỉ trong nửa tiếng. Nhưng tôi lại mất hết sự nghiệp vì bê bối sau vụ ồn ào giữa tôi và người chồng cũ. Ngay cả ba mẹ cũng không hiểu được quyết định của tôi thời điểm đó. Bản thân tôi cũng chưa đủ khôn khéo nên khiến ba mẹ buồn, dẫn đến tôi và ba mẹ có 4 năm không nói chuyện với nhau".

Hoa hậu Việt từng kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời bây giờ ra sao? - Ảnh 4.

Cô được coi là Hoa hậu có cuộc đời sóng gió nhất Việt Nam

Trong thời điểm Diễm Hương mất hết sự nghiệp, cô cho biết cuộc sống của mình như rơi vào vực thẳm. Từ một cô hoa hậu có những bữa ăn trưa 20 triệu đồng, đến khi có con, người đẹp phải chọn những chiếc bánh đang giảm giá.

Sau khi sinh con với người chồng thứ hai, Diễm Hương chỉ ở nhà chăm lo tổ ấm trong 2 năm và hoàn toàn phụ thuộc ông xã về mặt kinh tế. "Tôi chấp nhận dừng sự nghiệp để có cuộc sống bình thường cho chồng phát triển nhưng anh không trân trọng. Khi cãi nhau, những lời sỉ nhục của anh ấy như một cú tát khiến tôi quyết định mình không thể ngồi không như vậy nữa", người đẹp tâm sự.

Cuộc sống hiện tại của Hoa hậu Diễm Hương

Hoa hậu Việt từng kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời bây giờ ra sao? - Ảnh 5.

Mỹ nhân cho biết cô vẫn thường xuyên tâm sự với con trai. Cậu nhóc là động lực để cô phấn đấu lại sự nghiệp.

Mới đây, Hoa hậu Diễm Hương gây chú ý khi trở lại sàn diễn thời trang. Trên sân khấu, cô trình diễn tự tin, diện váy với những đường cắt xẻ cao, khoe chân dài. Dù đã qua một lần sinh con, mỹ nhân 9x vẫn sở hữu số đo hình thể nóng bỏng: 84-66-94, cao 1,75m.

Diễm Hương cho biết thời gian qua, cô từ chối một số lời mời diễn thời trang. Nữ nghệ sĩ thẳng thắn cho rằng, hiện cô không cần danh tiếng, đam mê mà cần chi phí để trang trải cuộc sống. "Tôi còn gia đình và mọi thứ nên cần chi phí. Có người tôi hỗ trợ, nhận giá đủ tiền trang điểm, đi xe... Mặc dù nhận vì là anh em nhưng cũng có chi phí vì tôi có gia đình của mình cần mưu sinh", cô nói.

Ngoài nghệ thuật, Diễm Hương bán hàng online để lo cho cuộc sống của mình và con trai. Sau hai cuộc hôn nhân, người đẹp thừa nhận ngại lên xe hoa vì thấy mệt trước nghi thức rườm rà. "Đám cưới là nơi mình chia sẻ hạnh phúc nên lớn hay nhỏ không quan trọng. Giờ tôi thấy mọi người dùng đám cưới lớn để PR, khiến cô dâu chú rể vất vả", Diễm Hương bày tỏ.

Về cuộc sống đời thường, Diễm Hương thường xuyên chia sẻ những hình ảnh nóng bỏng với bikini. Cô tiết lộ giảm được 5kg trong vòng 2 tháng. Sau thời gian áp dụng việc ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn, cô sở hữu vóc dáng thon gọn, thần sắc rạng rỡ.

"Hoa hậu Thế giới người Việt 2010" cho biết cô hạn chế ăn đêm và duy trì uống nước muối ấm mỗi sáng. "Tôi giảm lượng thức ăn dư vì bản thân ít hoạt động. Tôi cũng đã cắt phần lớn tinh bột từ 5-6 năm nay. Ngoài ra, tôi tập luyện các động tác gập bụng đơn giản tại nhà và thường uống nước trước khi ăn", cô tiết lộ.

Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2019, Hoa hậu Diễm Hương chia sẻ: "Hồi xưa chồng cũ của tôi cũng đề nghị tôi mấy triệu USD. Hay mỗi lần sinh con là tôi được 10 triệu USD. Nhưng khi chia tay các bạn đã biết, tôi ra đi với bàn tay trắng, không lấy bất cứ điều gì".

Hoa hậu Việt từng kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời bây giờ ra sao? - Ảnh 7.

Body gợi cảm của Diễm Hương sau giảm cân thành công

Diễm Hương kể ngay cả khi cô có con với người chồng sau, ba mẹ vẫn tuyệt giao. Lúc sinh con ở Mỹ, người đẹp từng đối mặt với cửa tử nhưng không có ba mẹ bên cạnh. Diễm Hương tâm sự, cô biết khi để ba mẹ buồn lòng, lo lắng về mình là sai. Từ đó, người đẹp sinh năm 1990 nỗ lực xin lỗi và nhận sai với gia đình bằng sự chân thành nhất. "Con tôi là một cầu nối vững chắc, nhờ em bé Noah thì ông bà ngoại đã cởi mở hơn và gia đình tôi dần đoàn tụ", cô cho biết.

Về mối quan hệ với mẹ ruột, Diễm Hương nói: "Gia đình của tôi thì rất hạnh phúc. Trong gia đình không bao giờ bố mẹ bỏ rơi con, chỉ có con gái chưa thực sự ngoan để bố mẹ có thể thấu cảm được những suy nghĩ của mình. Và làm con thì mình phải có trách nhiệm làm cho đấng sinh thành hiểu và yêu thương mình. Tôi tạ ơn Chúa vì đã cho mọi thứ được an bài".

(Theo Gia đình & Xã hội)

">

Hoa hậu Việt kiếm một tỷ trong 30 phút, gặp bao sóng gió cuộc đời giờ ra sao?

Bài viết gần nhất trên Fanpage của ngân hàng này nhận tới hơn 3.200 lượt tương tác và hơn 7.600 bình luận, kèm 374 lượt chia sẻ. Trong đó, rất nhiều bình luận liên quan đến việc sao kê của Trấn Thành.

Hàng loạt câu hỏi "dội bom" trên Fanpage bày tỏ thắc mắc "Liệu sao kê mà Trấn Thành cung cấp có là thật?", hay vì sao nhiều thông tin trong bản sao kê lại không hiển thị đầy đủ.

"Sao kê lại không hiển thị cột số dư…?", tài khoản Võ Yến bình luận.

"Tôi đã sử dụng Vietcombank nhiều năm, nhưng bản sao kê của Trấn Thành không giống bản sao kê tôi từng nhận", tài khoản Phuong Tran thắc mắc trên Fanpage của ngân hàng.

Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện, Fanpage ngân hàng Vietcombank bất ngờ bị tấn công - Ảnh 1.
 Bài viết về việc đăng ký mở thẻ online của ngân hàng Vietcombank nhận tới 7.600 bình luận không mấy liên quan, đa phần nhắc đến việc Trấn Thành sao kê từ thiện. (Ảnh chụp màn hình).

 

Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện, Fanpage ngân hàng Vietcombank bất ngờ bị tấn công - Ảnh 2.
 Nhiều người so sánh bản sao kê từng được ngân hàng Vietcombank cung cấp khác với bản sao kê của Trấn Thành.

 

Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện, Fanpage ngân hàng Vietcombank bất ngờ bị tấn công - Ảnh 3.
 Hàng nghìn bình luận liên quan đến việc sao kê.

Dẫu vậy, nhiều người cũng cho rằng, sự việc này vẫn cần xem xét thật kỹ lưỡng, không thể vì những thông tin chưa rõ ràng mà có thể đánh giá dịch vụ của 1 ngân hàng.

"Phục vụ khách hàng khi có yêu cầu sao kê là đúng, còn khách hàng sử dụng sao kê đó như thế nào và có cố tình thay đổi nội dung hay không là ở khách hàng chứ phía ngân hàng cũng không thể quản lý được", tài khoản Lại Nhật Trung bày tỏ ý kiến trong Fanpage của Vietcombank.

"Thật không ngờ chỉ vì Trấn Thành sao kê từ thiện từ ngân hàng mà Vietcombank cũng bị vạ lây, nhiều người có thể tràn vào để bình luận như vậy. Không hiểu câu chuyện còn bị đẩy đi xa thế nào nữa", Khánh Linh, trú tại Đống Đa chia sẻ.

Hiện Vietcombank là ngân hàng lãi lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Bảng xếp hạng các thương hiệu Ngân hàng và Bảo hiểm được công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế YouGov công bố ngày 7/9, dựa trên hơn 45.000 câu trả lời trong cuộc khảo sát người tiêu dùng Việt Nam từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 cũng cho thấy Vietcombank nằm trong bảng đề cử thương hiệu tài chính hàng đầu Việt Nam.

(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị)

Vietcombank cảnh báo tin nhắn lừa đảo khách hàng

Vietcombank cảnh báo tin nhắn lừa đảo khách hàng

Vietcombank gửi thông điệp cảnh báo khách hàng vào thời điểm xuất hiện tin nhắn giả mạo của ngân hàng này.

">

Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện, Fanpage ngân hàng Vietcombank bất ngờ bị 'tấn công'

Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên

Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

Ngày 5/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương kiêm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 đã ký công văn về triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 18 để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công văn đã nêu rõ các nhiệm vụ và ngày hoàn thành từng nhiệm vụ.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thời gian tổ chức Hội nghị Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025) và kỳ họp Quốc hội bất thường (dự kiến cuối tháng 2/2025); để bảo đảm thời gian tiến hành tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

Về những nội dung thực hiện ngay (thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị)

Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); kết thúc hoạt động của các tạp chí, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Tạp chí Cộng sản; chủ trì, phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tạp chí, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng đề án: kết thúc hoạt động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Báo Nhân Dân (hoàn thành trước ngày 15/12/2024); chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương hiện nay, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; phối hợp sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các hội đồng nêu trên (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức và sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Báo Nhân Dân chủ trì xây dựng đề án: kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân Dân, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 15/12/2024); chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); chủ trì sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Nhân Dân; (5) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản hiện nay.

Tạp chí Cộng sản chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các ban Đảng Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của các tạp chí của các ban Đảng Trung ương; phối hợp thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế của các tạp chí hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương; đề xuất phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hiện nay (hoàn thành ngày 15/12/2024).

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu Bộ Chính trị quyết định: Chủ trương chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, tinh giản biên chế (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu Ban Bí thư quy định: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy trực thuộc đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng ủy Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy chính quyền cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 15/01/2025).

Phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền quản lý tại cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phối hợp các cơ quan liên quan rà soát các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.

Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý các trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương: Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành: Nghị quyết của Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan; các quy định pháp luật để sắp xếp 2 đại học quốc gia; 2 viện hàn lâm khoa học; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm cơ sở sắp xếp các cơ quan, đơn vị như: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…; sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không thực hiện sắp xếp theo gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị) theo hướng rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành (hoàn thành trước ngày 15/01/2025); Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy (hoàn thành trước ngày 20/12/2024); Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Học viện Hành chính Quốc gia về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo do Chính phủ thành lập (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Đối với các cơ quan thuộc Quốc hội

Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các quy định để: Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quy định không bố trí chức danh ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các ủy ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm;

Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024);

Chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Uỷ ban của Quốc hội[5], các ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng (hoàn thành ngay sau khi sắp xếp các ủy ban của Quốc hội). Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội chủ trì sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Quốc hội hiện nay; rà soát, sắp xếp, tinh gọn ban thư ký.

Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đảng đoàn hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Đảng đoàn và tổ chức đảng hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng đề án: Sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết; Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp ban, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội[6] (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Rà soát các ban chỉ đạo do tổ chức mình là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức, cơ quan liên quan nghiên cứu mô hình tổ chức đoàn tại các đảng bộ mới trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).

Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan mới; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025).

Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao, một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xây dựng đề án mẫu thành lập đảng bộ trực thuộc Trung ương và các đảng ủy trực thuộc; Dự thảo quy định mẫu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác của đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; đảng ủy ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, doanh nghiệp… trực thuộc đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; Dự thảo quy định mẫu quy chế làm việc của đảng ủy trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước 06/12/2024); chủ trì xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025); Cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập và các đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các đảng ủy trực thuộc Trung ương; dự kiến gồm có 4 cơ quan: Ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo - dân vận, văn phòng cấp ủy (riêng các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập thì Ban Tuyên giáo-Dân vận bao gồm cả trung tâm bồi dưỡng chính trị).

Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (Đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm bí thư đảng ủy; đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm phó bí thư thường trực đảng ủy; có thể bố trí 1 phó bí thư chuyên trách); dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước (hoàn thành trước 15/1/2025).

Các Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; dự thảo các quyết định thành lập các đảng bộ Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trực thuộc Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (hoàn thành trước 15/1/2025).

Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025).

Ban Cán sự Đảng Chính phủ Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ; lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Chính phủ; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lập đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Chính phủ chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ; Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các bộ, cơ quan ngang bộ theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/01/2025 để trình Trung ương).

Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Quốc hội; chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước; lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Quốc hội chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy bộ Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước; Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các ủy ban của Quốc hội theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/1/2025 để trình Trung ương).

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của đảng đoàn các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; lập các đảng bộ (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, đảng ủy (chi bộ) các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (đối với những nơi hiện nay có đảng đoàn) (hoàn thành trước 15/01/2025).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/01/2025).

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/01/2025); Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương; dự thảo Nghị quyết (Kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương (trình Bộ Chính trị trước ngày 31/01/2025); Trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và phương hướng công tác nhân sự; Chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về công tác nhân sự theo thẩm quyền.

Về những nội dung chuẩn bị để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương:

Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

Chủ trì, tham mưu hoàn thiện Quy định thi hành Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi), Nghị quyết (Kết luận) của Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương dự kiến giữa tháng 02/2025 (trình Bộ Chính trị ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương).

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình: Bộ Chính trị ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; thành lập các đảng bộ và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng bộ Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trình Bộ Chính trị trước ngày 01/3/2025); Ban Bí thư ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng ở Trung ương, đảng đoàn các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và cho chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng, đảng đoàn, các đảng bộ khối cấp tỉnh; cho chủ trương để cấp ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy (chi bộ) ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay có đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng theo thẩm quyền (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành: Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của ban mới trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 1/3/2025); Quyết định kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng (hoàn thành trước 1/3/2025).

Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư sắp xếp, bố trí cán bộ diện Trung ương quản lý.

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).

Tham mưu bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng; rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy sau khi Ban Chấp hành Trung ương bổ sung, sửa đổi quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Ban Bí thư trước ngày 31/3/2025).

Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng Trung ương Đảng sau khi Ban Đối ngoại Trung ương kết thúc hoạt động (hoàn thành trước 1/3/2025).

Đối với khối Chính phủ,Ban Cán sự Đảng Chính phủ(hoặc Đảng ủy Chính phủ sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trình Quốc hội (kỳ họp bất thường vào cuối tháng 02/2025): (1) Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập, giải thể một số bộ (trước ngày 28/02/2025); (2) Xem xét việc sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản luật liên quan sau khi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cho chủ trương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy (trước ngày 28/02/2025).

Ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) (trước ngày 15/3/2025).

Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).

Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đảng đoàn Quốc hội (hoặc Đảng ủy Quốc hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 02/2025 để xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan và công tác nhân sự theo thẩm quyền của Quốc hội (trước ngày 28/02/2025).

Hoàn thiện sắp xếp tinh gọn các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc Văn phòng Quốc hội (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).

Đối với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (hoặc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan (hoàn thành trước ngày 28/02/2025).

Tổ chức thực hiện

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trực tiếp là người đứng đầu tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.

Phân công cụ thể trách nhiệm triển khai xây dựng các nhiệm vụ về sắp xếp, giải thể, sáp nhập cơ quan, đơn vị theo đúng kế hoạch, tiến độ; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đề án về Ban Chỉ đạo (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 15 giờ thứ 6 hằng tuần.

Ban Tổ chức Trung ương giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, tham gia ý kiến (khi cần thiết) trong quá trình triển khai các bước xây dựng, thực hiện đề án, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng tiến độ, nội dung định hướng, gợi ý và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.

">

Trung ương và Quốc hội dự kiến họp đầu năm 2025 về tinh gọn bộ máy

友情链接